Chào mừng Bạn đã ghé thăm website của Tôi, Bạn cần hỗ trợ gì hãy liên hệ ngay cho Tôi nhé!
Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại huyện Dầu Tiếng Bình Dương

Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại huyện Dầu Tiếng Bình Dương

Hậu quả pháp lý người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Pháp luật lao động hiện hành đã coi việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động “như một quyền đương nhiên và gần như vô điều kiện của người lao động”. Tuy nhiên, hậu quả pháp lý sau việc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động từ người lao động nói trên không phải người đi làm nào cũng nắm rõ.

Căn cứ pháp lý

Điều 35, 40, 62 Bộ luật Lao động năm 2019.

Khái quát về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Khái niệm chấm dứt hợp đồng lao động

Chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) là việc người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động hoặc một trong hai bên chủ thể của quan hệ lao động không tiếp tục thực hiện HĐLĐ, chấm dứt toàn bộ quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thỏa thuận với nhau trong HĐLĐ.

Khái niệm đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là trường hợp NSDLĐ hoặc người lao động chấm dứt HĐLĐ theo các căn cứ và trình tự, thủ tục do pháp luật quy định dẫn đến việc chấm dứt hiệu lực pháp lý của HĐLĐ trước thời hạn mà không phụ thuộc vào ý chí của bên còn lại trong quan hệ lao động.

Thực chất, đây là hành vi thể hiện ý chí đơn phương của một bên trong quan hệ lao động không muốn tiếp tục thực hiện HĐLĐ dẫn đến chấm dứt quyền và nghĩa vụ của hai bên trong HĐLĐ.

Đặc điểm của đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là quyền của NSDLĐ và người lao động trong quan hệ HĐLĐ;

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ là hành vi pháp lý xảy ra chỉ bởi ý chí của một bên chủ thể trong quan hệ HĐLĐ;

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ dẫn đến việc HĐLĐ chấm dứt hiệu lực pháp lý trước thời hạn hoặc trước khi công việc theo hợp đồng được hoàn thành.

Tạo ra những hậu quả pháp lý với cả NSDLĐ và người lao động trong quan hệ lao động;

Đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp giải phóng cho các bên chủ thể khỏi các nghĩa vụ ràng buộc trong HĐLĐ;

Nội dung pháp luật quy định về việc người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Thời hạn người lao động báo trước cho người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Theo Khoản 1 Điều 35 Bộ luật Lao động (BLLĐ) năm 2019, khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người lao động phải thực hiện nghĩa vụ báo trước đối với NSDLĐ để NSDLĐ chủ động tìm kiếm nhân lực thay thế, đảm bảo sự ổn định cho hoạt động sản xuất.

Thời hạn báo trước được BLLĐ quy định khác nhau tuỳ thuộc vào loại HĐLĐ xác định thời hạn hay không xác định thời hạn. Cụ thể:

Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt mà không cần phải báo trước cho người sử dụng lao động

Theo khoản 2 Điều 35 BLLĐ năm 2019, trong một số trường hợp (chủ yếu do sự vi phạm của NSDLĐ), người lao động có quyền đơn phương chấm dứt mà không cần phải báo trước cho NSDLĐ, cụ thể:

Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thoả thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 BLLĐ năm 2019.

Người lao động không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 BLLĐ năm 2019.

Người lao động bị NSDLĐ ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động; bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 BLLĐ năm 2019.

Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 BLLĐ năm 2019, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

NSDLĐ cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều

16 BLLĐ năm 2019 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện HĐLĐ.

Hậu quả pháp lý người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động

Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp

Về trách nhiệm của người lao động

Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, người lao động có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền liên quan đến quyền lợi của NSDLĐ, trừ một số trường hợp có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày.

Ngoài ra, người lao động có thể phải bồi thường chi phí đào tạo nếu các bên đã ký Hợp đồng đào tạo nghề. Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo cũng là một trong những điều khoản của Hợp đồng đào tạo nghề theo quy định hiện hành tại Điều 62 BLLĐ năm 2019 và khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014.

Về quyền lợi của người lao động

Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ hợp pháp vẫn được hưởng các quyền lợi tương tự như khi họ bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Tuy nhiên, việc quy định người lao động đơn phương chấm đứt HĐLĐ hợp pháp cũng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng đủ điều kiện luật định là không phù hợp. Bởi mục đích của bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì và tìm kiếm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Trong khi đó, rất nhiều người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ vì đã tìm được một công việc mới phù hợp hơn, đãi ngộ cao hơn hoặc vì dự định cá nhân khác. Trong những trường hợp đó, rõ ràng không thể coi là người lao động bị mất việc làm nên sẽ không hợp lý nếu đề người lao động nhận được quyền lợi bảo hiểm thất nghiệp. Đây là một quy định cần được xem xét và cân nhắc khi hoàn thiện pháp luật về người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ.

Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất hợp pháp

Người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ vi phạm quy định tại Điều 35 BLLĐ năm 2019 thì bị coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.

Khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật người lao động phải chịu những trách nhiệm pháp lý căn cứ quy định tại Điều 40 và Điều 62 BLLĐ năm 2019.

Theo đó, người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật phải có nghĩa vụ bồi thường cho NSDLĐ nửa tháng tiền lương theo HĐLĐ và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo HĐLĐ trong những ngày không bảo trước, hoàn trả cho NSDLĐ chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 BLLĐ năm 2019 bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phi trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành các chi phi khác hỗ trợ cho người học và tiền lương tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học, trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phi đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Bên cạnh đó, người lao động đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật không được hưởng trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm và các quyền lợi liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp.

Quý khách hàng có bất vướng mắc cần tư vấn pháp luật lao động, tư vấn pháp luật doanh nghiệp, xin vui lòng liên hệ Luật sư Phạm Ngọc Trang để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Quý khách có nhu cầu tư vấn về tranh chấp lao động, nhờ Luật sư tham gia giải quyết tranh chấp tại thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An, thành phố Tân Uyên, thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, huyện Bàu Bàng, huyện Dầu Tiếng, huyện Phú Giáo, huyện Bắc Tân Uyên hãy nhấc máy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn và báo giá cụ thể.

Điện thoại: Luật sư Phạm Ngọc Trang: 0901.258.509

Email: luatsuphamngoctrang@gmail.com
Website: luatsumiennam.vn

 

Dịch vụ liên quan
icon zalo

Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại huyện Dầu Tiếng Bình Dương

Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại huyện Dầu Tiếng Bình Dương

Tư vấn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động tại huyện Dầu Tiếng Bình Dương