Chào mừng Bạn đã ghé thăm website của Tôi, Bạn cần hỗ trợ gì hãy liên hệ ngay cho Tôi nhé!
Nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn

Từ khóa chính: chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn

Từ khóa phụ:

- cách chia tài sản theo quy định của pháp luật

- chia tài sản ly hôn cho con dưới 18 tuổi

- tài sản sau ly hôn có chia cho con không

Meta: Cách chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn như thế nào để công bằng và đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho cả đôi bên? Click chuột để tìm câu trả lời xác đáng nhất.

Tài sản đầu tư chung khi ly hôn được chia như thế nào?

Chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn là một vấn đề nan giải tiêu tốn về cả thời gian lẫn công sức. Bởi trong hôn nhân, các cặp đôi sẽ thường có xu hướng cùng nhau chung vốn làm ăn, kinh doanh. Thế rồi đến lúc đường ai nấy đi, những tài sản này sẽ được phân chia như thế nào để công bằng cũng như thỏa mãn cả đôi bên? Luật Toàn Cầu sẽ cùng bạn tìm kiếm câu trả lời về cách chia tài sản theo quy định của pháp luật qua bài viết dưới đây để có thể bảo vệ được quyền lợi của bản thân khi tình huống tương tự xảy ra.

1.Tài sản đầu tư chung được xác định vào loại tài khoản nào khi ly hôn?

Trước khi tìm hiểu chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn như thế nào thì chúng ta cần phải xác định được chính xác đây là loại tài sản nào theo quy định của pháp luật. Bởi điều này sẽ trở thành căn cứ xác đáng và khách quan nhất để chúng ta có thể phân chia tài sản theo đúng thỏa thuận hoặc nguyên tắc pháp luật đặt ra. Hiện nay, trong thời kỳ hôn nhân sẽ có 2 loại tài sản chính là:

  • Tài sản riêng: Tài sản của ai, người đó nhận.
  • Tài sản chung: Hai bên phải phân chia khi ly hôn.

Trong đó, tài sản chung được hiểu theo khoản 1 điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 là tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

 

Nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung khi ly hônHình 1. Tài sản cùng đầu tư kinh doanh trong hôn nhân được tính vào tài sản chung

Xét theo định nghĩ trên thì tài sản của hai vợ chồng khi cùng đầu tư sẽ được tính vào tài sản chung. Vì vậy, cũng phải được phân chia rõ ràng, minh bạch sau khi ly hôn.

2.3 trường hợp phân chia tài sản chung khi ly hôn

Vậy chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn như thế nào? Do cũng thuộc tài sản chung nên khoản đầu tư này có thể được phân chia theo 3 trường hợp cụ thể dưới đây:

2.1. Trường hợp phân chia tài sản khi vợ chồng sống chung với gia đình

Trong trường hợp vợ chồng đang sống chung với gia đình đồng thời khối tài sản chung không thể xác định rõ ràng thì đôi bên đều sẽ được chia một phần trong khối tài sản chung căn cứ vào những đóng góp trong việc xây dựng, duy trì và phát triển khối tài sản chung cũng như đời sống chung của gia đình. Quá trình phân chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn cùng các loại tài sản khác trước tiên đều khuyến khích vợ chồng tự trao đổi và thỏa thuận trong hòa bình, nếu không được thì mới yêu cầu đến Tòa án giải quyết.

 

Nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn

Hình 2. Tài sản đầu tư chung sẽ được chia theo quy định của pháp luật

Còn nếu vợ chồng đang sống chung với gia đình và tài sản của mỗi bên trong khối tài sản chung có thể xác định được thì khi phân chia phần tài sản được trích ra từ khối tài sản chung có thể dựa theo quy định tại Điều 59 của luật này.

2.2. Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn

Theo Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc phân chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn như sau:

  • Trường hợp chia quyền sử dụng đất làm tài sản riêng: Quyền sử dụng đất là tài sản riêng của bên nào thì vẫn sẽ thuộc về bên đó sau khi ly hôn.
  • Trường hợp chia quyền sử dụng đất làm tài sản chung:

Đất nông nghiệp trồng cây quanh năm và đất nuôi trồng hải sản, nếu cả hai vợ chồng đều có nhu cầu và điều kiện tiếp tục sử dụng thì sẽ theo thỏa thuận của đôi bên khi thực hiện ly hôn. Còn nếu sau thời gian dài bàn bạc vẫn không thể thống nhất ý kiến, ảnh hưởng đến cuộc sống đôi bên cùng người xung quanh thì sẽ phải nhờ đến Tòa án giải quyết phân chia theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.

Nếu chỉ có một bên vợ hoặc chồng có nhu cầu và đủ điều kiện sử dụng đất trực tiếp thì quyền sử dụng đất vẫn thuộc về bên đó. Thế nhưng, để đảm bảo tính công bằng, người nhận được quyền sử dụng đất sẽ phải thanh toán cho bên còn lại giá trị tương ứng với phần đất mà họ được hưởng. Trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây quanh năm và đất nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình thì khi ly hôn, quyền sử dụng đất của vợ chồng sẽ được tách ra và chia theo quy định như trên.

Nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn

Hình 3. Trường hợp chia tài sản chung sau khi ly hôn

Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp trồng rừng hay đất ở thì việc chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Các loại đất khác được chia theo quy định của pháp luật về đất đai. Trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình nhưng không có quyền sử dụng đất chung thì khi ly hôn, tòa án sẽ dựa trên quy định tại Điều 61 Luật này để quyết định.

2.3. Trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh

Và cuối cùng chính là trường hợp có mối quan hệ chặt chẽ nhất với việc chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn. Theo Điều 64 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nếu vợ chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung thì sẽ có quyền được nhận tài sản đó và thanh toán lại cho bên kia phần giá trị tương ứng mà họ được hưởng, trừ những trường hợp khác được quy định trong pháp luật.

Nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn

Hình 4. Tài sản chung cần được phân chia công bằng cho cả đôi bên

3. Tài sản sau ly hôn có chia cho con không?

Thực tế hiện nay, pháp luật vẫn chưa đưa ra bất kỳ quy định nào về phân chia tài sản cho con cái khi ly hôn. Bởi vậy, tài sản sau ly hôn có chia cho con không thì hoàn toàn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa vợ chồng và không bị ràng buộc bởi độ tuổi của con. Trong trường hợp chia tài sản ly hôn cho con dưới 18 tuổi thì người cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng sẽ là người giám hộ và thay con quản lý phần tài sản này cho đến khi đủ 18 tuổi.

Hiểu rõ những quy định của pháp luật về phân chia tài sản khi ly hôn sẽ giúp bạn luôn chủ động và nắm thế “thượng phong”, tự tin bảo vệ quyền lợi bản thân. Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào về chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn, bạn hãy gọi ngay đến Luật Toàn Cầu để được giải đáp nhanh chóng.

Nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn

 

 

 

 

 

 

Dịch vụ liên quan
icon zalo

Nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn

Nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn

Nguyên tắc chia tài sản đầu tư chung khi ly hôn