Từ khóa chính: từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn
Từ khóa phụ: không cấp dưỡng sau ly hôn có thể bị phạt tù, khởi kiện không cấp dưỡng nuôi con, đơn kiện không chu cấp cho con sau ly hôn, yêu cầu cấp dưỡng sau ly hôn, từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng.
Meta: Chế tài của pháp luật Việt Nam đối với hành vi từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn thậm chí có thể bị phạt tù từ 02 năm. Click chuột để tìm hiểu chi tiết.
Hậu quả pháp lý khi từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn
Từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn không phải trường hợp hiếm gặp. Ly hôn không chỉ đơn giản là sự kết thúc của cuộc hôn nhân không trọn vẹn mà còn là khởi đầu của vô vàn thách thức về cả pháp lý lẫn tình cảm đặc biệt là liên quan đến nghĩa vụ cấp dưỡng con cái. Vậy nếu không cấp dưỡng sau ly hôn có bị phạt tù hay không? Hậu quả như thế nào? Luật Toàn Cầu sẽ giải đáp tất tần tật qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về nghĩa vụ sau ly hôn
Trước khi tìm hiểu về hậu quả khi từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn, chúng ta cần phải làm rõ được nghĩa vụ đó bao gồm những gì. Chỉ có như vậy mới có thể đánh giá chính xác, khách quan liệu đối phương có thực sự đang từ chối và trốn tránh nghĩa vụ theo quy định của nhà nước hay không.
Hình 1. Đôi bên đều cần phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định sau ly hôn
1.1. Cấp dưỡng là gì?
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình, cấp dưỡng là nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình nhưng có quan hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Người đó còn là người chưa thành niên, đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.
1.2. Ai là người phải thực hiện việc cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn?
Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình. Đặc biệt, nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.
Trong đó, cha mẹ cần phải cấp dưỡng cho con cái và giữa vợ và chồng, không được từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn. Ngoài ra, nếu một bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng kèm theo lý do chính đáng thì bên còn lại có nghĩa vụ thực hiện cấp dưỡng theo khả năng của mình.
2. Mức cấp dưỡng sau ly hôn là bao nhiêu?
Phần lớn nguyên nhân của việc từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn thường do mức cấp dưỡng quá cao, không thể đáp ứng. Bên cạnh đó cũng có một vài trường hợp đến từ vấn đề tình cảm, không bằng lòng phải cấp dưỡng cho đối phương.
Hình 2. Mức cấp dưỡng do đôi bên được khuyến khích nên tự thỏa thuận
Bởi thực tế, khi có lý do chính đáng thì sau khi ly hôn, mỗi bên đều có thể yêu cầu cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại. Đó là còn chưa kể hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có quy định rõ ràng về mức cấp dưỡng sau ly hôn mà thường dựa trên thỏa thuận giữa đôi bên.
Theo Luật Hôn nhân và gia đình, Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Mức thỏa thuận này rất khó có thể nhận được sự bằng lòng giữa cả vợ và chồng khi ai cũng muốn giành được quyền lợi nhiều hơn cho bản thân. Thế nên, họ quyết định từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn nhưng liệu đã thực sự lường trước được hậu quả? Nội dung sau đây sẽ giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn về chế tài khi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng để xử lý kịp thời khi tình huống tương tự xảy ra.
3. Chế tài đối với trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn
Khi một bên trốn tránh hay từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn sẽ khiến bên còn lại phải chịu nhiều khó khăn về tài chính. Đặc biệt nghiêm trọng hơn khi ảnh hưởng tiêu cực đến quyền lợi cũng như sự phát triển của trẻ. Vì vậy, để hạn chế hậu quả không mong muốn này xảy ra, pháp luật Việt Nam đã đưa ra các quy định chặt chẽ về chế tài đối với hành vi trốn tránh trách nhiệm cấp dưỡng sau ly hôn như sau:
Hình 3. Biện pháp xử lý đối với hành vi từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn
3.1. Chế tài hành chính
Khi trốn tránh hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn, quy định của pháp luật về chế tài hành chính xử lý hành vi này cụ thể:
Điều 57, Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:
“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”
3.2. Chế tài hình sự
Đặc biệt có thể bạn chưa biết, hành vi từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm các yếu tố cấu thành tội phạm về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng theo Điều 186 Bộ luật hình sự 2015, cụ thể:
“Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng
Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm”.
Hình 4. Từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn có thể bị phạt tù
Tóm lại, hành vi trốn tránh hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn có thể được xử lý bằng nhiều biện pháp tùy vào mức độ nặng nhẹ khác nhau. Từ nhẹ nhất là nhắc nhở, cảnh cáo đến nặng nhất không cấp dưỡng sau ly hôn có thể bị phạt tù. Nếu phát hiện hành vi vi phạm, bạn hoàn toàn có thể khởi kiện không cấp dưỡng nuôi con lên Tòa án để giành lại lợi ích cho bản thân.
Trong trường hợp, bạn đang băn khoăn không biết nên viết đơn kiện không chu cấp cho con sau ly hôn như thế nào mới đúng quy chuẩn và chính xác thì có thể nhờ đến sự hỗ trợ của Luật Toàn Cầu. Sở hữu đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm chuyên môn cao, chúng tôi sẵn sàng đồng hành cùng bạn giành thế chủ động trước Tòa án, tự tin bảo vệ quyền lợi hợp pháp vốn có. Nhấc máy gọi ngay qua số hotline để được tư vấn chi tiết hơn về cách xử lý hành vi từ chối thực hiện nghĩa vụ sau ly hôn trong thời gian sớm nhất.